Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

 

Tiên phong trồng mướp đắng rừng theo hướng hữu cơ

2023-12-08 00:00:00.0

Nhằm tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Phú Lương đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình cây mướp đắng rừng của gia đình anh Nguyễn Quốc Hoàng, xóm Bài Kịnh, xã Yên Trạch là một trong những mô hình như thế.

Nhm tích cc chuyn đổi cơ cấu cây trng, nâng cao giá tr trên mt din tích canh tác, nhiu hộ dân trên địa bàn huyện Phú Lương đã mnh dn chuyn đổi cơ cấu ging, cây trng mang li hiu qu kinh tế cao. Mô hình cây mướp đng rng ca gia đình anh Nguyn Quc Hoàng, xóm Bài Knh, xã Yên Trch là mt trong nhng mô hình như thế.

 Anh Nguyn Quc Hoàng, xóm Bài Knh, xã Yên Trch (Đng giữa) vi mô hình mướp đng ca gia đình.

Gia đình Anh Nguyễn Quốc Hoàng, xóm Bài Kịnh, xã Yên Trạch (Phú Lương) là một trong những hộ đầu tiên của xã đưa cây mướp đắng rừng về trồng thành sản phẩm hàng hóa. Anh Hoàng cho biết: Xuất phát từ việc gia đình thích ăn lá và quả cây mướp đắng rừng cùng với niềm yêu thích tìm hiểu các loại cây thuốc nam nên anh Hoàng đã mua giống cây mướp đắng rừng từ Bắc Kạn về trồng thử tại vườn, thấy cây phát triển tốt nên đầu năm 2023 anh quyết định sử dụng hơn 7.000m2 đất vườn để trồng cây mướp đắng rừng. Với mục đích mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm sạch đúng nghĩa, anh chọn cách trồng theo hướng hữu cơ mặc dù chi phí cao và tốn nhiều công sức. Anh Hoàng cho biết: “Mướp đắng rừng hay còn gọi là Khổ qua rừng và các sản phẩm làm từ loại cây này có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gout, giảm mỡ máu... Nếu người trồng lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật thì công dụng của khổ qua rừng sẽ giảm đi rất nhiều”, anh Hoàng phân tích.

Khu sy sn phm mưp đng rng ca gia đình anh Nguyn Quc Hoàng, xóm Bài Knh, xã Yên Trch.

Để phòng trừ các loài ruồi đục trái, sâu ăn lá… anh áp dụng phương pháp dùng băng phiến cho vào lọ và keo dính ruồi vàng. Từng bước anh đã thay thế hoàn toàn sản phẩm hóa học bằng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nhưng vẫn giúp cây tăng trưởng tốt và phòng trừ sâu bệnh một cách khá hiệu quả. Để tránh tình trạng thu hoạch tràn lan không tìm được nguồn tiêu thụ, anh Hoàng trồng theo hình thức cuốn chiếu. Mỗi dây mướp đắng rừng sống từ 4 - 5 tháng. Anh canh thời gian sinh trưởng của cây để đợt này tàn thì tiếp tục trồng đợt mới. Năm đầu tiên khi anh trồng thí điểm 7000m2  đất anh Hoàng thu về hơn 4 tấn quả  tươi với giá bán 35.000 đồng/kg quả tươi và 350.000 đồng/kg quả khô.

Không dừng lại ở việc tiêu thụ quả tươi, ngay từ đầu kế hoạch của anh Hoàng là tạo ra các sản phẩm trà từ mướp đắng rừng. Hiện anh đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp tiên phong xã Yên Trạch chuyên cung cấp 3 loại sản phẩm: Trà khổ qua rừng xắt lát, trà khổ qua rừng khô nguyên quả và trà túi lọc. Các sản phẩm này đều được làm thủ công từ khâu thu hoạch, lựa chọn quả, rửa, xắt lát sau đó cho vào máy sấy. Anh Hoàng cho biết khổ qua rừng xắt lát được sấy liên tục trong vòng 25 tiếng ở nhiệt độ 46 độ C, còn khổ qua rừng nguyên quả sấy trong thời gian 36 đến 40 tiếng ở nhiệt độ 46 độ C thì cho ra trà thành phẩm, 10 kg trái tươi mới làm ra được 1 kg trà, hoàn toàn không pha trộn hay kèm chất bảo quản, bán với giá 350.000 đồng/kg. Thời vụ trồng anh Hoàng bắt đầu trồng từ cuối tháng 2 dương lịch đến đầu tháng 5 đã cho thu hoạch, cứ 3-4 ngày lại được thu hái một lứa, thời gian thu hoạch từ 4 đến 5 tháng. Đến hết tháng 11 dương lịch cây mướp đắng hết mùa thu hoạch gia đình anh cắt dây mướp đắng về sấy khô để bán lá tắm, giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với các cây màu khác.

Anh Nguyn Quc Hoàng, xóm Bài Knh, xã Yên Trch (đng gia) 
gii thiu sn phẩm mướp đng rng ca Hp tác xã.

Cây mướp đắng rừng được trồng tại nhiều địa điểm, chất đất khác nhau như đất ruộng, đất vườn và việc chăm sóc cây cũng không khó bởi đây là cây trồng mọc trong tự nhiên, có sức kháng bệnh, chịu hạn tương đối tốt. Để cây mọc nhiều nhánh, có thể cắt bớt ngọn và lá non đem bán vì lá cây mướp đắng rừng ăn có vị đắng, mát nên được nhiều người ưa thích. Điều chú ý đối với trồng cây mướp đắng rừng là không được để cây ngập nước dễ bị úng gây chết cây và chỉ phù hợp bón phân chuồng đã ủ. Ngoài trồng 7.000mmướp đắng rừng Anh Hoàng còn trồng các loại cây dược liệu khác như khôi nhung, đu đủ, ba kích, sâm bố chính tất cả được trồng hoàn toàn theo hướng hữu cơ. Hiện tại sản phẩm chính là mướp đắng sấy khô, cao dược liệu, các loại thuốc từ cây mướp đắng đã có mặt tại các hệ thống bán lẻ trong và ngoài tỉnh, các cơ sở chế biến đông y.

Với sự định hướng, mạnh dạn trong việc đưa cây mướp đắng rừng về trồng tại vườn hộ để phát triển thành sản phẩm mang tính vùng miền, cây mướp đắng rừng đang mở ra nhiều cơ hội cho người trong phát triển kinh tế, tăng thu nhập; đồng thời khuyến khích nhân rộng, từng bước hình thành vùng sản xuất đặc trưng của huyện./.

Bài và ảnh: Nhâm Mai

(Trung tâm VH TT&TT huyện Phú Lương)



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 3888725

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THÁI NGUYÊN

Số điện thoại: 02083.759.373

Email: nongthonmoi@thainguyen.gov.vn

Địa chỉ: Tổ 11, Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên